Kiến thức bỏ túi cho Youtube Content ID
Khi còn làm ở công ty giải trí của Thái và quản lý mạng lưới kênh
Youtube Partner, mình có cơ hội được học và thi bài test Audience Growth dành
riêng cho người quản lý kênh của Youtube Partner. Bài test lúc đó được gửi
riêng cho nhân viên của Network và không được quyền chia sẻ thông tin ra bên
ngoài.
Tuy nhiên như mình có xem qua, tài liệu dành cho người quản lý kênh của
network đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều, vì thế mình cũng muốn tổng hợp và
chia sẻ một số điều mình học được về Youtube để các bạn sáng tạo nội dung làm
ra các sản phẩm tốt hơn trên mạng xã hội video số 1 thế giới này.
Mục
lục để bạn dễ theo dõi:
1.
Youtube có thư viện nhạc miễn phí
2.
Những điều phải làm hàng ngày để chăm sóc kênh
3. Chỉ
số nào đánh giá một video hay?
4.
Tạo chiến lược/lên chương trình đều đặn cho kênh
5. Tối
ưu hóa (Optimize) video trên Youtube (hỗ trợ SEO)
6.
Trang giao diện trang xem video Watch Page
7.
Trang kết quả Search
8.
Phân biệt các loại Ad trên Youtube
1. Youtube có thư
viện nhạc miễn phí:
Bạn có thể sử
dụng Youtube Audio Library để tạo nhạc nền, hiêu ứng âm
thanh cho video của mình hoàn toàn miễn phí. Trong thư viện nhạc này cũng chia
thành các thể loại, các nhạc cụ phối khí và sắc thái tình cảm phù hợp để chèn
đoạn nhạc này vào.
Ngoài ra ở đây còn có các bản nhạc của các ca sĩ nổi tiếng cho phép bạn
sử dụng, và quảng cáo sẽ hiển thị khi bạn sử dụng các đoạn nhạc này, theo đó
thì doanh thu của bạn sẽ phải chia sẻ cho kênh sở hữu bản nhạc đó.
2. Những điều phải làm hàng
ngày để chăm sóc kênh:
(1) Tạo mối liên
kết tốt với những fan tích cực: Nhiều youtuber mình biết có rất
nhiều views/comments nhưng hiếm khi trả lời các comments, fans hay followers.
Thường xuyên nhận phản hồi và hồi đáp fans sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng
(biết được fans quan tâm những nội dung gì) cũng như khiến họ cảm thấy muốn
quay lại kênh của bạn.
(2) Tạo những nội
dung về cộng đồng: Cộng đồng, nhóm xã hội mục tiêu mà bạn muốn nhắm đến, hãy thường
xuyên xây dựng nội dung về họ thường xuyên, bàn về những chủ đề họ thường nói
đến.
(3) Khích lệ sự
đóng góp của các fans: Hãy cảm ơn và khích lệ các fans với những
comments tích cực và nhiệt tình. Bạn có thể nhắc đến các top fans trong video
của mình, họ sẽ cảm thấy được quan tâm và trung thành với kênh của bạn hơn.
(4) Tạo, kích thích
một số tranh luận: Tranh luận tích cực có thể giúp phát triển cộng đồng quan tâm đến
video của bạn. Hãy tạo những nội dung mà tạo nên những chủ đề tranh luận sôi
nổi, nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên cũng nên xóa/ điều chỉnh một số comment
công kích cá nhân (spam, trẻ trâu, bậy bạ)
(5) Tìm kiếm một
người quản lý cộng đồng: Nếu có một người hỗ trợ bạn xây dựng cộng
đồng, thường xuyên chăm sóc, yêu thương, trả lời câu hỏi của fan cũng như xử lý
nhanh các khủng hoảng truyền thông, thì với mỗi video mới, số lượng fan trung
thành và quay lại sẽ ngày càng ổn định hơn. Bạn sẽ chỉ cần tập trung vào việc
làm nội dung cho tốt. Người quản lý cộng đồng cũng giúp tổng hợp phản hồi của
người xem và biết đâu lại có các ý tưởng mới.
3. Chỉ số nào đánh giá một video hay?
Ngoài việc đặt một tiêu đề tốt, ảnh thumbnail bắt mắt, bạn sẽ dễ được
click hơn. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ để thể hiện là video của bạn hay. Việc
định nghĩa view của Youtube ngày càng khắt khe, nếu người dùng click vào rồi
thoát ra gay, chứng tỏ nội dung của bạn không đủ hay hoặc không như kì vọng của
người click.
Để đánh giá được độ
thu hút của một video, bạn cần quan tâm đến Audience Retention.
Trong Youtube Creator Studio, chọn Analytics và Audience Retention,
click vào 1 video bạn muốn theo dõi.Bạn sẽ thấy đường xuống dốc nhanh chóng
trong những giây đầu tiên.
Để cải thiện độ dốc của Audience Retention,
bạn nên thay đổi tiêu đề và title phù hợp với nội dung của video hơn vì
điều đó chứng tỏ bạn giữ được người xem sau khi click ở lại lâu hơn để xem
video đúng với nhu cầu của họ.
4. Tạo chiến
lược/lên chương trình đều đặn cho kênh:
Việc lên một chương trình đều đặn rất quan trọng để tạo thói quen theo
dõi cho người xem (giống như thời gian phát sóng trên truyền hình). Một số gợi
ý về cách lên chương trình cho kênh:
·
Đăng 1 –
2 video/tuần, mỗi video làm theo 1 chủ đề (mỗi kênh có thể chia thành 2-3 chủ
đề khác nhau)
·
Mỗi chủ
đề có một ngày đăng cố định (có thể nhắc nhở fan, chẳng hạn thứ 3 hàng tuần có
video mới theo chủ đề A để họ có thói quen theo dõi và “hóng” video của bạn)
·
Đăng
video vào gần dịp sự kiện nhiều người biết đến (lễ, tết, ngày hội…) và lồng
ghép vào nội dung video.
5. Tối ưu hóa
(Optimize) video trên Youtube:
Dưới đây là một số định nghĩa cách Youtube xác định lựa chọn video nào
sẽ hiển thị trên trang chủ, trang tìm kiếm. Hiểu rõ những điều này sẽ hỗ trợ
công tác SEO của bạn.
Trang chủ Youtube
khi người dùng không đăng nhập
Gồm các nhóm video sau, lần lượt thứ tự là:
- Video đang nổi nhất trên Youtube hiện tại (theo quốc gia của
bạn), đó là các video có lượt xem lớn và phổ biến nhất, đang dẫn đầu trào
lưu.
- Video đang
nổi nhất trên Youtube nhưng theo lịch sử xem video (đã lưu vào trong cookies
của trình duyệt của bạn, nếu có). Ví dụ trong hình sẽ là Popular Right Now - Vietnam by #PopularOnYouTubeVietnam là các video nổi nhất từ
các nội dung mà mình đã xem.
- Các nội dung chia theo chủ đề: Âm Nhạc, Giải trí, Tin tức..
Lưu ý rằng thứ tự
xếp hạng của các video này đều là dựa vào Watch Time
Watch Time: Youtube đưa ra
thuật toán để đánh giá chỉ số đo lường mức độ ưu tiên 1 video dựa trên Watch
Time (thời gian xem) chứ không phải chỉ đơn thuần là views nhiều, likes nhiều
hay shares/comment nhiều. Có thể hiểu nôm na là người xem càng dành thời gian ở
lại xem video lâu (audience retention) thì video càng được đánh giá cao. Nhưng
chi tiết thuật toán là xem bao lâu trên tỉ lệ video, trên users thế nào thì dĩ
nhiên Youtube không thể chia sẻ được rồi. Chỉ biết hiện tại, việc "lạm
phát" views ảo, view auto là càng ngày càng khó và dù có qua mặt
được khả năng đếm views của Youtube thì cũng chưa chắc được rank/thứ hạng cao.
Trang chủ Youtube
khi người dùng đăng nhập, trước đây bao gồm:
Thực ra trang home sau khi người dùng đăng nhập thường xuyên thay đổi
cấu trúc và thuật toán. Vào thời điểm mình viết bài này, trang home đã khác đôi
chút.
Phần recommended là sự kết hợp giữa What to
watch và feed.
Các mục mới: Watch It Again (gợi ý các video đã xem được yêu thích để
xem lại) và Recommend channel (những kênh bạn có thể thích được Youtube gợi ý),
trong đó có rất nhiều video của một kênh mình đã xem qua nhưng chưa subscribe
và nút Subscribe kênh được hiển thị ở vị trí nổi bật.
2 mục mới này có thể khẳng định rằng Youtube ngày càng coi trọng thời
lượng xem (audience retention) của một video và khuyến khích subscribe để có
được nhiều fan thường xuyên theo dõi kênh – tăng watch time và thứ hạng cho
video. Điều này khá quan trọng trong việc giúp SEO cho video của bạn. Vì thế,
không quan trọng bạn có bao nhiêu views, điều quan trọng là khán giả có thực sự
thích xem video của bạn hay không.
6. Trang giao diện
trang xem video Watch Page
Youtube có phần Up Next là video sẽ tự động chạy tiếp theo khi video bạn
đang xem kết thúc (Auto Play)
Để nhiều video khác của bạn có cùng chủ đề hoặc theo chuỗi thứ tự được
tự động bật tiếp, bạn có thể giúp Youtube bằng cách tạo playlist. Vai trò của
Playlist lúc này sẽ vô cùng quan trọng để cơ hội nhiều video khác của bạn có
thêm khán giả.
Hãy tạo Playlist theo series chuỗi các video có chủ đề liên quan hoặc
theo thứ tự (ví dụ bạn làm video tập 1,2,…)
Thứ tự và cách tối ưu trên Watch Page (phía bên phải)
7. Trang kết quả Search
|
|
8. Phân biệt các
loại Ad trên Youtube
|
Display Ads – Quảng
cáo banner, text
Đây là loại quảng cáo khiến người xem cảm thấy đỡ phiền nhiễu nhất.
Quảng cáo này gồm các ảnh và đoạn text hiển thị bên phải của trình xem video.
Nền tảng: chỉ dành cho Desktop, kích thước 300x60.
Overlay Ads- Quảng
cáo ngay trên màn hình/trình xem video
Quảng cáo này ở ngay dưới cùng của màn hình video và chiếm 20% video.
Nền tảng: chỉ dành cho Desktop, kích thước 480x70 (flash) hoặc
text.
Skippable Ads-
Quảng cáo bỏ qua được (Trước là TrueView InStream)
Đây là kiểu ad dạng video khá phổ biến, chiếm
đến 70-80% các loại ad trên Youtube. Người xem được quyền bỏ qua quảng cáo sau
5 giây. Không có giới hạn độ dài quy định cho những đoạn quảng cáo này và nhà
quảng cáo chỉ bị tính tiền nếu người xem đã xem từ 30 giây trở lên. Các đoạn
video ad này có thể được chèn vào trước, trong và sau video chính.
Nền tảng: Desktop, Mobile. Định dạng: Video, được trình chiếu
trên video player.
Non-Skippable Ads –
Độ dài 10-30 giây (Quảng cáo Không bỏ qua được) và Long Non
–Skippable Ads – Độ dài hơn 30 giây (trước gọi là Non-Skippable InStream)
Có thể hiển thị trước, trong hoặc sau video. Các video không bỏ
qua được bắt buộc người xem phải xem trước khi xem video chính.
Nền tảng: Desktop, Mobile. Định dạng: Trình chiếu trên video
player, độ dài cho phép tùy thuộc vào từng khu vực (quốc gia) mà Youtube quy
định.
Vấn đề này ở Việt Nam được các bạn kiếm tiền từ Youtube đặc biệt quan
tâm khi đặt câu hỏi hoặc chia sẻ trên các diễn đàn, group. Hiện tại có một nhóm
không nhỏ các bạn re-upload nội dung video từ các nguồn khác nhau lên tài khoản
Youtube của mình để kiếm tiền. Tuy nhiên cách này (dù kĩ năng cao đến đâu) chỉ
có thể qua mặt được Youtube một thời gian là kênh lại bị report.
Có một số trường hợp sử dụng nhạc có bản quyền (xin phép nhạc sĩ) nhưng
bị Network claim bản quyền trước, bị đóng/xóa video hoặc tiền vào tài khoản của
Network.
Youtube quản lý được khối lượng lớn các nội dung được đăng tải nhờ vào
Content ID (một công cụ/phương thức mà Youtube tạo ra và gọi tên như vậy để
quản lí bản quyền các nội dung số trên nền tảng của mình)
Các đối tác Youtube Partners rất có lợi trong việc claim bản quyền thông
qua việc kích hoạt đối chiếu Content ID (hiểu nôm na là khẳng định nội dung
thuộc về mình, và có thể xử lý tự động những video copy nội dung của mình)
Trong các trường hợp Youtube Partner quyền lực đưa ra quyết định
reinstate claim (khôi phục quyền bản quyền của họ và áp dụng các chính sách như
xóa video, kiếm tiền từ video của bạn vào túi của Partner hay track-theo dõi
kênh) hay nặng nhất là takedown (gỡ bỏ, xóa bỏ hẳn kênh video) bạn với tư cách
người dùng có quyền kháng cáo, theo quy trình luật bảo vệ bản quyền tác giả
DMCA của Mỹ.
Trên đây là tổng hợp một số điểm sơ lược dành cho những người đang sáng
tạo nội dung trên Youtube. Nhìn chung, để sống khỏe trên Youtube, bạn nên đầu
tư sáng tạo nghiêm túc cho video của bạn, thay vì re-upload hoặc chắp ghép các
sản phẩm trí tuệ của người khác. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm vấn đề nào sâu hơn
thì để lại comment để mình giải đáp nhé.
====================================
Thấy hay thi comment, like nhé. thank