nb class='crosscol' id='crosscol' showaddelement='yes'/>

Thursday, 14 January 2016

KHÁNG CÁO YOUTUBE

KHÁNG CÁO YOUTUBE
Như đã nói, hôm nay mình xin chia sẻ chút kinh nghiệm kháng cáo Youtube. Ở bài này mình sẽ tập chung vào 2 loại kháng cáo là: Kháng cáo bị găn cờ nội dung video không phù hợp theo nguyên tắc cộng đồng và kháng cáo bên thứ 3 trùng khớp (bản quyền).

LINK BÀI ĐĂNG TRÊN GROUP: https://goo.gl/pd5HAh



Mình chỉ chia sẻ chút kinh nghiệm đã kháng cáo thành công thôi, còn các bạn kháng có thành công hay không thì mình không thể khẳng định được. Mong các bạn may mắn thành công.

1. Kháng cáo bị găn cờ nội dung video không phù hợp theo nguyên tắc cộng đồng: Trước mình có share mẫu trên group 1 lần rồi nhưng hôm nay viết lại bài bản chút.

Ví dụ trên là 1 video của mình bị gắn cờ nội dung không phù hợp theo nguyên tắc cộng đồng. Thật ra video mình có chút nude thật, nhưng video đã được che phần nhạy cảm đi nên mình kháng thử và thành công.

Các bạn vào phần kháng cáo bên cạnh video đã bị xóa do gắn cờ nội dung không phù hợp rồi viết mẫu sau: My video doesn't violate any principle of community. I'm being a bad guy attacked by flagging violations community. Please reconsider this issue. Thank you!

2. Kháng cáo bên thứ 3 trùng khớp: Trong trường hợp này có thể gọi nôm na là vi phạm bản quyền. Tại sao YTB lại có chức năng bên thứ 3 trùng khớp? Cái này mình cũng không giải thích sâu, nếu các bạn muốn tìm hiểu thì lên google sẽ có.

Có 2 loại khiếu nại bản quyền đó là thủ công và YTB quét. Nếu bị phát hiện thủ công thì nó sẽ ghi rõ trong phần NỘI DUNG là "Phát hiện thủ công", nếu không có thì là YTB quét (xem hình dưới).


Trong phần khiếu nại bản quyền lại chia ra làm 3 loại chính đó là: Loại 1 bao gồm cả âm thanh và hình ảnh (Nội dung nghe nhìn), loại 2 chỉ âm thanh và loại 3 chỉ hình ảnh. Về phương thức thì có thể bị khiếu nại một đoạn hoặc cả video.

Vậy "Phát hiện thủ công" là gì? Có thể hiểu nôm na là có 1 thằng rất rảnh, nó hay check các từ khóa mà nội dung nó làm để phát hiện xem có ai đang sử dụng video nó không. Nếu nó thấy bạn sử dụng video của nó thì nó sẽ khiếu nại bạn bằng phương pháp "Phát hiện thủ công". Vì nếu bạn lách kỹ, YTB không quét được nên nó phải làm như vậy.

Khiếu nại do YTB quét thì sao? Hiểu 1 cách đơn giản, bạn cần có 1 Content ID thì YTB mới bảo vệ bản quyền cho bạn. Trong hệ thống của YTB có lưu lại video của bạn và nếu những ai lấy video của bạn rồi up lên lại, hệ thống tự động của YTB sẽ tự quét và có báo về khiếu nại bản quyền. Nếu bạn reup thì hay gặp nhất hoặc những bạn ren video không kỹ thì cũng dễ bị.

Vậy, nếu bạn bị phát hiện bên thứ 3 trùng khớp (khiếu nại bản quyền) thì sao? Có 2 cách: 1 là bạn xóa video đi để không phải kiếm tiền cho chủ sở hữu bản quyền hoặc bạn kháng cáo.

Xóa video thì đơn giản rồi, còn kháng cáo thì sao? Không hề đơn giản, có thể phải đánh đổi rất nhiều nếu bạn kháng thất bại. Mình xin chia sẻ chút kinh nghiệm kháng cáo cho anh em.

Thứ nhất là phải xác định là kháng có thể thành công hay thất bại, tỷ lệ này không thể nói trước được. có thể là 100% hoặc 50% hoặc 0%..... Nếu gặp NET dễ chịu thì họ sẽ thả cho bạn, còn nếu như gặp thằng cứng đầu thì nó sẽ bác bỏ ngay.

Có các trường hợp sẽ xảy ra khi anh em kháng cáo:

- Kháng lần 1: Nếu thành công thì video bạn sẽ được thả, đa số mình gặp những Net dễ chịu nên nó thả rất nhanh và tỉ lệ thành công cao. Nếu nó bác bỏ kháng nghị (thất bại) thì bạn vẫn có quyền kháng cáo lần 2. Nhưng phải thận trọng khi kháng cáo lần 2.

Thời gian giải quyết kháng cáo là 30 ngày, nếu bên kia không trả lời kháng cáo thì 30 ngày video sẽ tự động trở lại bình thường. Trong thời gian kháng cáo, video sẽ không hiện quảng cáo và không bên nào được tiền cả.

- Kháng lần 2: Lần 1 bị bác bỏ kháng cáo thì chúng ta tiếp tục kháng lần 2, nếu nó thả thì không nói làm gì, nhưng nếu nó bác bỏ thì bạn sẽ gắp rắc rối. Thứ nhất là nó yêu cầu YTB xóa video của bạn, thứ 2 là bạn sẽ ăn gậy 6 tháng.

Thời gian giải quyết kháng cáo là 30 ngày, nếu bên kia không trả lời kháng cáo thì 30 ngày video sẽ tự động trở lại bình thường. Trong thời gian kháng cáo, video sẽ không hiện quảng cáo và không bên nào được tiền cả.

- Kháng lần 3: Lần này là quyết sống chết với nó luôn. Nếu kênh bạn không quan trọng lắm và cũng có máu liều thì kháng lần 3, sợ gì bố con thằng nào. Vậy kháng lần 3 như thế nào?

Kháng 2 lần trước thì các bạn vào kênh sẽ có mục kháng cáo, nhưng kháng lần 3, các bạn phải mail cho YTB để họ giải quyết. Trong trường hợp này thì YTB sẽ chuyển đơn của bạn cho bên kháng nghị bản quyền để xem xét trả lời. Nếu trong 14 ngày (kể từ ngày YTB chuyển đơn) mà bên kháng nghị bản quyền không trả lời, video của bạn sẽ được tự động khôi phục lại.

Kháng lần 3 có thể hiểu là YTB sẽ là trung gian, họ sẽ yêu cầu bên kháng nghị bản quyền cung cấp bằng chứng video gốc hoặc văn bản sử dụng bản quyền đoạn video hoặc video họ nhận. Nếu không cung cấp được thì YTB sẽ khôi phục lại video cho mình.

Nếu có kháng thành công lần thứ 3 thì video cũng cũng làm lại từ đầu vì đã bị xóa video nên sẽ không có readtime nữa.

Tại sao mình kháng thành công?

Thứ nhất là mình biết được mình đang kháng cái gì, ai giữ bản quyền (mình hay check video trước khi làm). Nếu thành phần nào nhận vơ thì mình sẽ kháng và họ nhả ra ngay. Vì sao mình biết ai giữ bản quyền? Vì mình hay lấy nguồn video ở kênh lớn, có ID Content hoặc tham gia 1 NET nào đó. Nếu NET khác nhận thì mình biết họ nhận bừa rồi....

Thứ  hai là video mình làm sẽ để lại ký hiệu hay logo riêng, vì thế bên kháng nghị bản quyền khó tìm được video gốc nếu có tranh chấp xảy ra ở bước kháng lần 3.

Thứ ba là video mình tổng hợp lung tung, ghép nhiều chỗ khác nhau, nếu nó nhận cả video thì coi như nó thua. Còn nó nhận 1 đoạn ngắn thì mình cũng phải xem xét kỹ trước khi kháng

Thứ tư là mình lấy danh nghĩa công ty hoặc đại diện NET ra để kháng nghị và kèm theo đó là lời đe dọa kiện bên kháng nghị ra tòa án để giải quyết. Mình sẽ nói kỹ hơn trong phần chi tiết kháng.

Như vậy là ok, mình đã viết những điều cơ bản rồi, bây giờ là đến phần mẫu.

Nếu kháng NET VN thì các bạn có thể kháng trực tiếp bằng tiếng Việt hoặc liên hệ với suppport các NET để họ hủy bỏ kháng nghị. Các bạn đừng lầm tưởng họ bắt bản quyền vô lý. Vẫn có nhiều trường hợp họ đúng, ví dụ như kháng nghị về đoạn nhạc nào đó chẳng hạn. Họ có bản quyền bằng văn bản hoặc họ có thể tạo ra chúng dễ dàng nếu họ muốn. Vì ở VN, bạn chẳng kiện ra tòa án như ở nước ngoài đặc biệt là US. Nhiều bạn thắc mắc tại sao cái đoạn nhạc này viết ra từ đời ông Tổ nào đến giờ, cái thời nó chưa có hoặc vắt mũi chưa sạch .... mà nó có bản quyền. Xin thưa rằng, nó chẳng cần sinh cùng thời lúc đó để có bản quyền đâu. Sau vài chục năm hay trăm năm, nó có thể mua lại bản quyền phát hành bình thường....

Nếu NET nước ngoài thì sao. Tất nhiên là kháng bằng tiếng Anh rồi. Vì nếu kháng bằng tiếng Việt, nó sẽ bác bỏ ngay vì nó chẳng rảnh để dịch đoạn kháng cáo bạn nói gì hoặc nó thấy người VN, nó bác luôn rồi.

Như đã nói ở trên, có 3 cách kháng cáo: Thứ nhất là lây danh nghĩa cá nhân, thứ 2 là danh nghĩa công ty, thứ 3 là danh nghĩa Net.

Tùy từng cách nó kháng cáo bản quyền mà bạn lựa chọn các kháng cáo nhé. Ví dụ nó kháng cáo 1 bộ phim thì bạn chẳng thể nào kháng bằng miền công cộng được (được sử dụng lại). Vì những cái đó là có bản quyền rõ ràng rồi, rất ít có sản phẩm tạo ra mà không có chủ sở hữu ngoài funny. Nhưng funny cũng có nhiều loại, 1 loại sản xuất chuyên nghiệp bằng ekip do công ty sản xuất thì tất nhiên nó có bản quyền, còn nếu quay không xác định chủ sở hữu thì các bạn có thể kháng bằng miền công cộng được.

=============================
Thấy hay thi comment, like nhé. thank

0 comments: